Trong trường hợp vợ chồng tôi muốn thế chấp sổ đỏ mà không cần sự đồng ý của mẹ chồng liệu có được không? Và mẹ chồng tôi có được quyền bán mảnh đất này hay không?
Minh Thúy
Trả lời:
Những người thừa kế đã được quy định cụ thể tại điều 651, 623 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất... Phần di sản được hưởng của những người thừa kế cùng hàng là bằng nhau.
Chỉ khi hàng thừa kế trước không còn ai thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo mới được hưởng thừa kế di sản |
Chỉ khi hàng thừa kế trước không còn ai, ví dụ do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế tiếp theo mới được hưởng thừa kế.
Căn cứ theo luật, trường hợp bố chồng không để lại di chúc trước khi mất thì di sản của ông sẽ được chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm mẹ chồng bạn, chồng bạn và ba chị gái của chồng, ông, bà nội của chồng... (nếu còn sống). Trong đó, mẹ chồng bạn sẽ được hưởng một nửa vì đây là tài sản chung của vợ chồng, những người còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất sẽ được chia đều nửa còn lại. Do đó, nếu vợ, chồng bạn muốn thế chấp tài sản hay mẹ chồng bạn muốn bán tài sản đó thì cần phải được tất cả những người đồng thừa kế còn lại đồng ý.
Nếu các thành viên trong gia đình tự thỏa thuận được với nhau quyền sử dụng đất thì các bên sẽ thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế rồi sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bình thường và tiến hành các quyền thế chấp, chuyển nhượng... theo đúng luật định.
Nếu các bên không tự thỏa thuận được với nhau thì hoàn toàn có quyền khởi kiện và yêu cầu tòa án phân chia thừa kế đối với mảnh đất này. Lúc này, các bên sẽ phải tuân thủ theo bản án, quyết định đã có hiệu lực mà tòa án tuyên.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ về thời hiệu thừa kế. Cụ thể:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản, tính từ thời điểm mở thừa kế. Khi thời hạn này kết thúc, người thừa kế đang quản lý di sản sẽ được quyền sở hữu di sản đó. Đối với trường hợp di sản không có người thừa kế đang quản lý thì sẽ được giải quyết như sau:
- Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
- Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
Nếu hết 30 năm kể từ ngày bố chồng bạn mất mà không có yêu cầu chia di sản thừa kế thì người đang quản lý nó sẽ được quyền sử dụng mảnh đất đó.
Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội.