Hỗ trợ đăng tin:
|

Người dân phải tăng thu nhập lên 8-9 lần mới mua được nhà giá rẻ

Ngày đăng: 17/01/2019
Tin cùng chủ đề:
PGS.TS Trần Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đánh giá: “Hiện nay, loại nhà ở có giá phải chăng tại Việt Nam cũng cao gấp 8-9 lần mức thu nhập của hộ gia đình trung lưu mỗi năm”.

Ông Chung cho biết, dù nhu cầu của phân khúc nhà ở giá rẻ và bình dân chiếm 60-70% tổng cầu nhưng trên thị trường rất hiếm loại nhà ở giá rẻ (dưới 1 tỷ đồng/căn).

Với những dự án nhà ở thương mại có chất lượng vào hàng tối thiểu và mức giá bán thấp nhất trên thị trường thì vẫn có tới 80% người dân thành thị không đủ khả năng mua để ở. Riêng loại hình nhà ở giá vừa phải cũng cao gấp gần 8-9 lần mức thu nhập của một hộ gia đình trung lưu mỗi năm.

“Hiện nay, nguồn cung rất thấp mà cầu rất cao dẫn đến mất cân đối cung cầu. Doanh nghiệp tham gia phát triển nhà giá thấp không nhiều. Luật pháp hạn chế phát triển nhà diện tích nhỏ, nên nguồn cung loại hình này rất khan hiếm", ông Chung nhấn mạnh.

Tại một hội thảo, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp.HCM (HoREA) từng đưa ra một so sánh gây "sốc". Cụ thể, giá nhà tại Hàn Quốc chỉ cao gấp 5-7 lần thu nhập của người dân còn tại Việt Nam, giá nhà vừa túi tiền cũng đã cao gấp 22-25 lần so với thu nhập trung bình của người dân.

“Như vậy, giá nhà của chúng ta là nằm ngoài khả năng của đa số người dân và đó là vấn đề chúng ta phải suy nghĩ, tính toán”, ông Châu nói.

nhà giá rẻ
Nhà giá rẻ tại Việt Nam cao gấp nhiều lần thu nhập của người dân. Ảnh minh họa

Còn theo bà Nguyễn Hoài An, chuyên gia đánh giá thị trường bất động sản của CBRE, nếu ở các quốc gia phát triển, tỷ lệ giá nhà so với thu nhập thường từ 7 - 10 lần. Nhưng với một nước đang phát triển như Việt Nam, giá nhà lại cao gấp 20 - 25 lần thu nhập, đây là tỷ lệ khá cao.

Ông Nguyễn Văn Đính - Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng đưa ra một dẫn chứn cho thấy nghịch lý giá nhà tại Việt Nam. Theo đó, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam là 2.112 USD/năm, của người dân Singapore là 44.352,55 USD/năm, cao gấp 21 lần so với Việt Nam. Thế nhưng giá nhà ở của Việt Nam cũng đắt đỏ không kém Singapore.

Cách tính tiền sử dụng đất tạo ra cơ chế "xin - cho" và doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian để hoàn tất thủ tục hành chính được cho là một trong những nguyên nhân đẩy giá nhà lên cao. Trong khi đó, giá đất cũng không ngừng leo thang, khiến doanh nghiệp ngày càng nặng gánh và tiếp tục đẩy giá nhà lên cao để bù lại chi phí đất.

Chủ tịch HoREA phân tích, số tiền sử dụng đất mà chủ đầu tư dự án phải nộp là rất lớn, tương đương mức trên dưới 70% chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Điều này cũng giống như doanh nghiệp phải mua lại quyền sử dụng đất lần thứ hai, nhưng cuối cùng gánh nặng này sẽ lại đẩy về phía người mua nhà. Đây cũng chính là khoản chi phí khiến giá nhà ngày càng bị đẩy lên cao.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Đính cũng thừa nhận, không chỉ đất đai đắt đỏ, các loại sắc thuế về đất đai khá cao mà Nhà nước cũng chưa có cách thu hợp lý, quá trình thủ tục hóa các dự án bất động sản thì phức tạp, cồng kềnh, thời gian kéo dài... dẫn đến chi phí khá lớn.

"Tất cả những lý do này đã khiến giá nhà tại Việt Nam hiện cao hơn nhiều lần so với thu nhập của người dân", ông Đính khẳng định.

(Theo VTCnews) 

Tin nhiều người đọc
Tin mới nhất

Tin nổi bật

Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Ở Cá Nhân Đầy Đủ Nhất
Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Ở Cá Nhân Đầy Đủ Nhất
Để việc thuê nhà giữa bên cho thuê và bên thuê đảm bảo thì cần thực hiện hợp đồng thuê nhà. Vậy Mẫu hợp đồng thuê nhà ở cá nhân mới nhất năm 2023 như thế nào? Cách soạn thảo mẫu hợp đồng ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Chủ đề được quan tâm